Quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, dù là với một quản lý giỏi, có kiến thức sâu rộng và có năng lực thì quản trị doanh nghiệp vẫn luôn là những thách thức. Trong bối cảnh thị trường đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, quản trị doanh nghiệp hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn phát triển bền vững. Dù bạn đang điều hành một công ty start-up nhỏ hay một doanh nghiệp lớn, việc bạn hiểu rõ những thách thức doanh nghiệp và đưa ra những quyết định và hướng đi đúng là vấn đề cốt lõi trong quản trị kinh doanh.

Quản trị doanh nghiệp (Business Management) là hệ thống những quy tắc, cơ chế, quy định mà qua đó doanh nghiệp được điều hành và kiểm soát. Việc quản trị doanh nghiệp là việc phân công, xác định quyền hạn và nhiệm của mỗi thành viên, phòng ban trong doanh nghiệp. Việc phân quyền này bao gồm: các cổ đông, ban quản trị, điều hành, ban kiểm soát cũng như các thành viên khác của công ty. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp cũng lập ra những quy tắc đảm bảo đạt được mục tiêu của công ty.
Vậy bạn đã biết đến 6 vấn đề quan trọng trong quản trị doanh nghiệp này chưa?
Chiến lược kinh doanh rõ ràng
Không có chiến lược cụ thể, doanh nghiệp như một con “rắn mất đầu” vậy. Nếu như rắn mất đầu thì chẳng thể nào tiến về phía trước được nữa. Vì vậy, một chiến lược rõ ràng là kim chỉ nam của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp biết được rằng mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn của họ là gì và ở đâu, nên đi theo con đường nào và nên sử dụng nguồn lực ra sao để có thể đạt được mục tiêu lâu dài.
Nhưng làm thế nào để có thể đưa ra một chiến lược hiệu quả thì lại là một vấn đề nan giải khác mà doanh nghiệp cần giải đáp. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh cần phân tích các yếu tố sau:
Phân tích SWOT: Có lẽ SWOT là một mô hình quá quen thuộc với tất cả mọi người, nhưng, đại trà không có nghĩa là “không cao siêu”. Dựa vào SWOT, doanh nghiệp có thể phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để phát triển và khắc phục, có thể tránh được những thách thức và nắm bắt kịp thời những cơ hội sáng giá mà “bên ngoài” đưa ra.
Định hình vị trí thương hiệu: Doanh nghiệp muốn được biết đến là gì trong mắt của khách hàng?
USP (Unique Selling Point): Liệu doanh nghiệp của bạn đã xác định được chiến lược gây dấu ấn của mình chưa? Liệu doanh nghiệp của bạn đã có “độc bản” nào để có thể “ngồi lên đầu” đối thủ chưa?
Quản trị nhân sự hiệu quả
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”
Nhân sự luôn là một vấn đề có thể quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lại xem nhẹ việc xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuyên nghiệp. Kết quả là tình trạng nhân viên thiếu gắn bó, thiếu nhiệt tình, hiệu suất không ổn định và chi phí tuyển dụng – đào tạo lặp đi lặp lại.
Một hệ thống nhân sự hiệu quả cần đảm bảo các yếu tố sau:
Tuyển dụng đúng người – đúng việc dựa trên văn hóa và chiến lược công ty.

Chính sách đãi ngộ hợp lý, không chỉ về lương mà còn về môi trường làm việc, cơ hội học hỏi và thăng tiến.
Đo lường hiệu suất làm việc minh bạch, gắn với mục tiêu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp cũng là một “chất keo” quan trọng giúp giữ chân nhân tài. Một môi trường làm việc cởi mở, sáng tạo và công bằng sẽ thúc đẩy tinh thần cống hiến của nhân viên.
Quản lý tài chính minh bạch
Nếu như nhân sự là bộ não của doanh nghiệp thì tài chính là huyết mạch của mọi hoạt động kinh doanh. Dù bạn đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ hay đang mở rộng quy mô, quản trị tài chính minh bạch và khoa học là yếu tố sống còn.
Các vấn đề cần quan tâm bao gồm:
Lập ngân sách và kiểm soát chi phí: Hạn chế chi tiêu lãng phí, xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Quản lý dòng tiền hiệu quả: đảm bảo doanh nghiệp luôn có dòng tiền dương để chi trả các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
Phân tích báo cáo tài chính định kỳ: giúp nhận diện các vấn đề phát sinh sớm và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
Huy động vốn thông minh: biết khi nào nên vay ngân hàng, gọi vốn đầu tư hoặc phát hành cổ phần.
Một doanh nghiệp có hệ thống tài chính minh bạch và ổn định sẽ tạo được lòng tin từ nhà đầu tư, đối tác và cả khách hàng.
Marketing và xây dựng thương hiệu
Chỉ có sản phẩm tốt là chưa đủ, doanh nghiệp còn cần một chiến lược marketing “đủ wow” để có thể thu hút, trở thành mục tiêu tìm kiếm và được khán giả công nhận thì mới có thể tồn tại vững bền.
Marketing không chỉ là quảng cáo, mà là một chuỗi hoạt động gồm:
Nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và hành vi tiêu dùng.
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu.
Xây dựng nội dung phù hợp với từng nhóm khách hàng (content marketing, social media, email…).
Chăm sóc khách hàng sau bán để tạo lòng trung thành.
Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu cần nhất quán trong hình ảnh, thông điệp và giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Một thương hiệu mạnh không chỉ giúp bán hàng dễ hơn mà còn giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng nhanh chóng.
Quản lý vận hành tối ưu
Vận hành tốt chính là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất. Nhiều doanh nghiệp lãng phí thời gian và nguồn lực vì không tối ưu quy trình làm việc, tồn kho dư thừa hoặc lặp lại các thao tác không cần thiết.
Những yếu tố quan trọng trong vận hành bao gồm:
Tối ưu hóa quy trình làm việc: từ sản xuất, bán hàng đến chăm sóc khách hàng.
Kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Quản lý hàng tồn kho và chuỗi cung ứng một cách linh hoạt, giảm thiểu đứt gãy.
Ứng dụng công nghệ để tự động hóa các khâu lặp đi lặp lại như quản lý đơn hàng, thanh toán, báo cáo…
Việc vận hành tốt giúp tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian và tạo trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Ứng dụng công nghệ thông minh
Trong thời đại chuyển đổi số, doanh nghiệp nào không áp dụng công nghệ thì sẽ bị bỏ lại phía sau. Việc sử dụng phần mềm và công cụ hỗ trợ không chỉ giúp quản lý hiệu quả hơn mà còn mở ra cơ hội tăng trưởng mới.
Một số giải pháp công nghệ doanh nghiệp nên cân nhắc:
Phần mềm quản lý khách hàng (CRM): giúp theo dõi hành vi, nhu cầu, lịch sử mua hàng.
Hệ thống ERP: quản lý toàn diện tài chính, nhân sự, vận hành, bán hàng trong một nền tảng.
Công cụ phân tích dữ liệu: giúp đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thay vì cảm tính.
Tự động hóa marketing và chăm sóc khách hàng qua chatbot, email marketing…
Việc đầu tư vào công nghệ tuy tốn kém ban đầu nhưng sẽ tiết kiệm chi phí lâu dài và nâng cao năng lực cạnh tranh.